From the origins of the Congregation of the Most Holy Redeemer, the vocation of the brothers has been recognized as an integral part of our Redemptorist identity. There are now 334 brothers throughout the world, the three provinces with the biggest number of brothers are Sao Paulo, Vietnam and Denver. On the occasion of the feast of St. Gerard Maiella, a coadjutor brother in the Redemptorist Congregation, we asked Brother Marcos Vinícius, CSsR for an interview to find out more about how he lives the vocation of a Redemptorist brother today.
Scala News: What does a Redemptorist brother do in the Redemptorist Congregation? How can you describe your vocation and your role in the community?
In 1982, with Communicanda 64, Father Josef Pfab, CSsR, then Superior General, answered this question by calling attention to the fact that the verb “do” is not the right one to say who the Redemptorist brother is. To have a correct understanding of our vocation in the Redemptorist Congregation we need to use the verb “to be”. Thus, the Redemptorist brother is a missionary: a man who feels called to proclaim the plentiful redemption to all people. The Redemptorist brother lives out his missionary vocation by doing any activity that contributes to evangelization, whether this is pastoral or professional work. His role in the community and in the church is always to be a witness to fraternity, which is the fundamental characteristic of the Christian vocation.
Looking at the history of our Congregation, over the years the number of religious brothers has decreased in proportion to the number of priests. Currently, there are provinces where there are no brothers at all. What could be the reason for this?
There are various reasons because there are external reasons and those within the Congregation itself. Among the external ones, it is worth remembering that lay religious life itself is in crisis since clericalism is a constant threat in the Church. Among the internal ones, it is necessary to recognize the awareness of our consecrated and missionary identity that is not sufficiently clear among the confreres. Suffice it to say that for many Redemptorists our charism is expressed only through the exercise of priestly ministry. I know that there are other reasons, but these are significant reasons that prevent many from embracing and persevering in the Congregation as Redemptorist brothers.
What is the work of the General Brothers’ Commission at the General Curia?
The work of the Commission has been to analyze the present situation of the brothers in the Congregation and to offer concrete programs and suggestions to the General Government to promote the vocation of the Redemptorist brother. The Commission was a decision of the XXV General Chapter.
Two years ago, the Commission produced a document on the vocation and ministry of the brothers in the Redemptorist Congregation. What are the main ideas of this document? To whom is this document addressed?
The document is composed of three parts: the first presents the situation of the brothers in the Congregation today, with the shadows and lights that we can see when it comes to their vocation; the second presents a reflection on the identity of the Redemptorist brother, recalling his missionary characteristic; and the third part presents concrete suggestions for vocation promotion, formation and mission. The document is addressed to all Redemptorist confreres because promoting our missionary life requires the commitment of all of us. It is important to know that the lack of brothers in the Congregation is not just a problem for Redemptorist brothers, but a challenge to our own survival as consecrated persons in the Church. So, the document is for all Redemptorists and it is up to us to know and apply it.
Looking at the person of St. Gerard Maiella, how can he inspire us today, both as Redemptorist brothers and as Redemptorist priests?
St Gerard Maiella inspires us to live our missionary vocation with simplicity and joy. From him, we learn that holiness consists in doing the will of God, wanting what God wants and loving those whom God loves, the poor. Gerard’s closeness to the poor, sick and suffering teaches us how we should live as Redemptorists. Perhaps we can be as close to people as our brother Gerard still is today.
Thank you very much!
(Interview by Scala News)
Marcos Vinícius Ramos de Carvalho has been a Redemptorist Brother since 2004 and is a member of the province of Goiás, Brazil. He has worked with different commissions, such as catechesis, formation, he was provincial secretary and personal secretary to Father General. He currently works as a professor of philosophy and is director of the Scala publishing house, in Goiânia (Brazil).
The source – cssr.news
Sống Ơn Gọi Của Thầy trợ sĩ trong Dòng Chúa Cứu Thế
Ngay từ những ngày đầu của Dòng Chúa Cứu Thế, ơn gọi của các thầy trợ sĩ đã được khẳng định là một phần không thể thiếu trong gia đình Dòng Chúa Cứu Thế. Hiện nay tổng cộng có 334 thầy trợ sĩ trên khắp thế giới. Ba tỉnh có số lượng thầy trợ sĩ đông nhất là các tỉnh Sao Paulo, Việt Nam và Denver. Nhân dịp lễ Thánh Giê-ra-đô, một thầy trợ sĩ trong Dòng Chúa Cứu Thế, chúng tôi đã thực hiện một cuộc phỏng vấn với thầy Marcos Vinícius, CSsR để tìm hiểu thêm về cách mà ngài sống ơn gọi của một thầy trợ sĩ trong Dòng Chúa Cứu Thế như thế nào trong bối cảnh ngày nay.
Thầy Marcos Vinícius Ramos de Carvalho khấn dòng năm 2004 và là thành viên của tỉnh Goiás, Brazil. Thầy đã từng làm việc cho nhiều Ủy ban khác nhau, như ủy ban giáo lý, đào tạo, thầy cũng là thư ký tỉnh dòng cũng như thư ký riêng cho cha Tổng quyền. Thầy hiện làm giáo sư triết học và là giám đốc nhà xuất bản Scala, ở Goiânia (Brazil).
Scala News: Một thầy trợ sĩ Dòng Chúa Cứu Thế làm gì trong Dòng? Xin thầy có thể cho bạn đọc biết ơn gọi và vai trò của mình trong cộng đoàn như thế nào được không ạ?
Thầy Marcos: Năm 1982, với tài liệu Communicanda 64, Cha Josef Pfab, CSsR, lúc đó là Bề trên Tổng quyền, đã trả lời câu hỏi này bằng cách kêu gọi sự chú ý đến thực tế là động từ “làm” (do) không phải là động từ thích hợp để nói về các thầy trợ sĩ Dòng Chúa Cứu Thế. Để nói về ơn gọi của chúng tôi trong Dòng Chúa Cứu Thế, chúng ta cần sử dụng động từ “là” (to be). Theo đó, bất kỳ thầy trợ sĩ nào cũng là một nhà truyền giáo, một người cảm nhận được ơn kêu gọi loan báo ơn cứu độ chan chứa tới tất cả mọi người. Các thầy trợ sĩ sống ơn gọi truyền giáo bằng cách thực hiện bất kì công việc gì có lợi cho việc loan báo Tin Mừng, cho dù các công việc mục vụ hoặc các công việc chuyên môn. Vai trò của một thầy trợ sĩ trong cộng đoàn và trong giáo hội luôn luôn là một chứng nhân của tình huynh đệ, đây cũng là đặc tính căn bản của ơn gọi Ki-tô hữu.
Nhìn vào lịch sử của Hội Dòng, qua nhiều năm số lượng các thầy trợ sĩ giảm dần tương ứng với số lượng linh mục, hiện nay có những tỉnh không có thầy trợ sĩ nào cả.
Có nhiều lý do khác nhau, có những lý do bên ngoài và những lý do bên trong Dòng. Trong số những lý do bên ngoài, cần nhớ rằng bản thân đời sống tu trì trong ơn gọi trợ sĩ đang gặp khủng hoảng vì chủ nghĩa giáo sĩ là một mối đe dọa thường xuyên trong Giáo hội. Với những lý do bên trong, thật cần thiết để nhận thức rõ ràng hơn nữa về căn tính thánh hiến và truyền giáo của các thầy trợ sĩ. Có thể nói rằng, đối với nhiều tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, đặc sủng của chúng ta được hiểu là chỉ có thể được thể hiện qua việc thi hành thừa tác vụ linh mục. Tôi biết có những lý do khác, nhưng đây là những lý do quan trọng ngăn cản nhiều người có ơn gọi và bền đỗ trong Dòng với tư cách là thầy trợ sĩ Dòng Chúa Cứu Thế.
Scalanews: Công việc của Ủy ban các thầy trợ sĩ tại Trung Ương Dòng là gì?
Thầy Marcos: Công việc của Ủy ban là phân tích tình hình hiện tại của các thầy trợ sĩ và đưa ra các chương trình và đề xuất cụ thể cho cha Tổng quyền nhằm cổ vũ ơn gọi của các thầy trợ sĩ Dòng Chúa Cứu Thế.
Scalanews: Hai năm trước, Ủy ban đã đưa ra một tài liệu về ơn gọi và mục vụ của các thầy trợ sĩ . Những ý chính của tài liệu này là gì? Tài liệu này đề cập đến ai?
Thầy Marcos: Tài liệu gồm ba phần: phần thứ nhất trình bày hiện trạng của các thầy trợ sĩ trong Hội Dòng ngày nay, với những bóng tối và ánh sáng mà chúng ta có thể nhìn thấy khi nói đến ơn gọi của họ; phần thứ hai trình bày suy tư về căn tính của các thầy trợ sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, nhắc lại đặc tính truyền giáo của họ; và phần thứ ba trình bày những gợi ý cụ thể về việc cổ võ ơn gọi, đào tạo và sứ vụ. Tài liệu này được gửi đến tất cả các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế bởi vì việc thúc đẩy đời sống truyền giáo của chúng ta đòi hỏi sự cam kết của tất cả mọi thành phần. Điều quan trọng cần biết là tình trạng thiếu các thầy trợ sĩ trong Hội Dòng không chỉ là vấn đề đối với anh em Dòng Chúa Cứu Thế, mà còn là thách thức đối với sự sống còn của chính chúng ta với tư cách là những người thánh hiến trong Giáo Hội. Do đó, tài liệu này còn có giá trị với tất cả các tu sĩ của Dòng. Phần còn lại nằm ở trách nhiệm của mỗi người chúng ta, đọc , hiểu và đem ra thực hành.
Scala news: Làm thế nào chúng ta có thể thúc đẩy ơn gọi của các thầy trợ sĩ Dòng Chúa Cứu Thế?
Thầy Marcos: Tôi tin rằng cách tốt nhất để thúc đẩy ơn gọi của các thầy trợ sĩ là sống ơn gọi truyền giáo của mình một cách vui tươi và trung thành. Khi một người sống trọn vẹn 100% căn tính tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, nghĩa là sống căn tính truyền giáo, rất nhiều bạn trẻ sẽ khám phá ra một người không nhất thiết phải là linh mục mới có thể loan báo Tin Mừng. Một cách khác, hơi khó, là chống lại chủ nghĩa giáo sĩ trong Giáo hội, thứ vẫn tạo ra tâm lý rằng có những Kitô hạng nhất và hạng hai. Đó là lý do tại sao thật đáng nhớ đến sự mới lạ trong sứ điệp của Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng chúng ta là “tất cả anh chị em” .
Nhìn vào Thánh Giê-ra-đô, bằng cách nào thánh nhân có thể truyền cảm hứng cho chúng ta ngày nay, với tư cách là trợ sĩ Dòng Chúa Cứu Thế cũng như với tư cách là các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế?
Thầy Marcos: Thánh Giê-ra-đô truyền cảm hứng để chúng ta sống ơn gọi truyền giáo của mình một cách đơn sơ và vui vẻ. Nơi ngài, chúng ta học được rằng sự thánh thiện đồng nghĩa với việc làm theo ý muốn của Thiên Chúa, muốn những gì Chúa muốn và yêu những người mà Chúa yêu, nhất là người nghèo. Sự gần gũi của Thánh Giê-ra-đô với người nghèo, bệnh tật và đau khổ dạy cho chúng ta biết chúng ta nên sống như thế nào với tư cách là những tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế.
Scala News: Cám ơn thầy rất nhiều!
(Phỏng vấn bởi Scala News)
Duc Trung Vu, CSsR (Theo Scalanews)